Home » Văn hóa tắm bồn của người Nhật
Today: 2024-09-09 02:29:26

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Văn hóa tắm bồn của người Nhật

(Ngày đăng: 21/01/2021)
           
Tắm bồn là văn hóa truyền thống lâu đời của Nhật Bản. Tắm bồn không chỉ là việc làm sạch cơ thể, mà còn là thời gian thư giãn, là bí quyết giữ sức khỏe tốt của người dân xứ sở hoa anh đào.

Tắm bồn hay tắm Ofuro (お風呂) là một phong tục đã có từ lâu đời ở Nhật Bản. 

Ngày xưa, người Nhật sử dụng bồn tắm làm từ gỗ Hinoki (cây bách Nhật) với thiết kế khá sâu (khoảng 0,6m), thành bồn hình chữ nhật, có một phần gỗ thừa ra dùng làm ghế ngồi.

Ngày nay, bồn tắm gỗ không còn được sử dụng phổ biến nữa. 

Thay vào đó, người Nhật sẽ lựa chọn các loại bồn tắm tiện lợi và đẹp mắt hơn, phù hợp với phong cách nội thất trong ngôi nhà của họ.

Cách tắm bồn đúng chuẩn Nhật

Văn hóa tắm bồn của người NhậtNhiệt độ của nước: luôn vào khoảng 38 - 42 độ C.

Nước trong bồn sẽ được dùng chung cho tất cả thành viên trong gia đình, không thay nước cho đến ngày hôm sau.

Lần lượt từng thành viên sẽ vào bồn theo vai vế từ cao xuống thấp - người chủ gia đình (thường là người bố) sẽ sử dụng nước tắm đầu tiên, sau đó đến người mẹ rồi đến những người con. 

Vì vậy, người Nhật sẽ tắm rửa thật sạch cơ thể bằng vòi sen trước khi ngâm bồn để giữ nước tắm luôn sạch sẽ cho đến khi người cuối cùng sử dụng.

Việc ngâm bồn chỉ kéo dài từ 10 - 20 phút (nếu ngâm lâu hơn sẽ dễ bị choáng).

Sau khi ngâm bồn, người Nhật thường uống 1 cốc nước để bổ sung lượng nước đã thất thoát qua da.

Lợi ích của việc tắm bồn

Giúp máu lưu thông tốt, làm da dẻ hồng hào.

Làm lỗ chân lông giãn nở, từ đó đào thải các chất bẩn trong cơ thể.

Các khớp, cơ bắp được thả lỏng và nghỉ ngơi

Làm ấm cơ thể, xua tan mệt mỏi, giúp tinh thần thư giãn.

Bài viết văn hóa tắm bồn của người Nhật được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Nhật SGV.

Bạn có thể quan tâm