Home » Tục xuất hành là gì
Today: 2024-11-15 13:16:13

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Tục xuất hành là gì

(Ngày đăng: 15/11/2019)
           
Tục xuất hành là thủ tục đi ra khỏi nhà theo hướng từ địa điểm xuất phát đến nơi muốn đến để mang lại nhiều may mắn tài lộc đến cho mình và người thân trong gia đình vào năm mới.

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình.

Hướng xuất hành được hiểu là phương hướng tính từ nơi bạn xuất phát tới địa điểm đích bạn muốn tới.

Tục xuất hành thường được tiến hành với mong muốn mang lại nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới hay khi thực hiện một công việc, một chuyến đi xa nào đó.

SGV, tục xuất hành là gì Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần.

Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc.

Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân dịp năm mới.

Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ, cành lộc tượng trưng cho sự may mắn.

Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

Bài viết tục xuất hành là gì được biên soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

Bạn có thể quan tâm