Home » Những động từ phản thân cấu tạo từ động từ trực tiếp nhưng không mang ý nghĩa bị động trong tiếng Nga là gì
Today: 2024-04-25 22:13:50

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Những động từ phản thân cấu tạo từ động từ trực tiếp nhưng không mang ý nghĩa bị động trong tiếng Nga là gì

(Ngày đăng: 19/11/2021)
           
Những động từ phản thân cấu tạo từ động từ trực tiếp nhưng không mang ý nghĩa bị động trong tiếng Nga là gì. Những trường hợp sử dụng động từ phản thân không mang ý nghĩa bị động.

Trong tiếng Nga không phải bất kì động từ phản thân nào cấu tạo từ động từ trực tiếp thêm hậu tố -ся cũng đều mang ý nghĩa bị động.

1. Nhóm động từ phản thân thật sự

Ví dụ:

Я одеваюсь có nghĩa là “я одеваю себя” trong tiếng Vệt là “tôi đang mặc quần áo”. Do đó động từ одеваться trong trường hợp này không mang ý nghĩa bị động.

Thuộc nhóm này còn có các động từ như: мыться, причёсываться,...

2. Nhóm động từ phản thân tương hỗ

Trong hành động do hai hay nhiều người cùng thực hiện thì chủ thể của hành động này cũng chính là đối tượng của hành động.

Ví dụ:

Я встречал старых друзей.

Trong trường hợp này khi thêm hậu tố -ся vào thì động từ встречаться không mang ý nghĩa là “được gặp bởi ai đó” mà có ý nghĩa là”gặp nhau”. Vì vậy động từ встречаться trong trường hợp này không mang ý nghĩa bị động.

Thuộc nhóm này còn có các động từ như: обниматься, целоваться, видеться,...

những động từ phản thân cấu tạo từ động từ trực tiếp nhưng không mang ý nghĩa phủ định trong tiếng Nga là gì3. Nhóm động từ phản thân biểu thị tình cảm nội tâm

Ví dụ:

Все люди удивились его поступку.

Trong trường hợp này động từ удивляться - удивлиться không có nghĩa là “được ngạc nhiên bởi ai đó” mà có nghĩa là “ ngạc nhiên về chuyện gì, về ai”.

Thuộc nhóm động từ này còn có: радоваться - обрадоваться, восхищаться - восхититься,...

4. Nhóm động từ phản thân chỉ đặc trưng, bản chất của sự vật.

Ví dụ:

Собака кусает постороннего человека.

Trong trường hợp này khi thêm hậu tố -ся vào thì động từ кусаться không có nghĩa là “bị cắn bởi” mà có nghĩa là đặc trưng của loài chó, như trong tiếng Việt là “chó cắn, mèo cào”.

5. Nhóm động từ phản thân chỉ sự bắt đầu, tiếp diễn, kết thúc

Ví dụ:

Thuộc nhóm này có những động từ như: начинаться - начаться, продолжаться, кончаться - кончиться.

Khi thêm hậu tố -ся vào thì những động từ này không có ý nghĩa bi động mà chỉ biểu thị quá trình tự diễn ra

Ví dụ:

Работа началасть рано.

Лекция профессора продолжасться.

Bài viết những động từ phản thân cấu tạo từ động từ trực tiếp nhưng không mang ý nghĩa bị động trong tiếng Nga là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm ngoại ngữ SGV.

Bạn có thể quan tâm