| Yêu và sống
24 tiết khí của Hàn Quốc
24 tiết khí của Hàn Quốc được xem như công tác lập lịch của các nền văn minh để đồng bộ hóa các mùa trong một năm. Khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau sẽ ở trong khoảng là 14-16 ngày.
24 khí tiết của Hàn Quốc
입춘 Lập xuân (tháng Giêng âm lịch, khoảng vào ngày 4 và 5 tháng 2 dương lịch) vào ngày mùa xuân bắt đầu, họ viết những câu ngắn chứa đựng mong ước như “Ibchun daekil”, “Keonyangdakyeng” và dán lên cột nhà hoặc xà ngang, trần nhà,…Ở nông thôn họ nhổ rễ cây lúa mạch lên xem và dự đoán xem nông sản năm đó sẽ như thế nào.
우수 Vũ thủy (tháng Giêng âm lịch, khoảng vào ngày 18 và 19 tháng 2 dương lịch) cái lạnh đã được xua tan một cách rõ rệt, cây và cỏ được nảy mầm.
경칩 Kinh trập (tháng 2 âm lịch, khoảng vào ngày 5 và 6 tháng 3 dương lịch) là ngày các động vật ngủ trong lòng đất tỉnh dậy hoặc bắt đầu vặn vẹo cơ thể. Ếch chui lên khỏi mặt đất rồi đẻ trứng ở vũng lầy.
춘분 Xuân phân (tháng 2 âm lịch, khoảng vào ngày 20 và 21 tháng 3 dương lịch) ngày mà thời gian buổi sáng và buổi tối trở nên giống nhau. Tuy không khí mùa xuân trở nên rõ rệt nhưng đôi khi những cơn lạnh cuối mùa ập đến làm người ta bất ngờ.
청명 Thanh minh (tháng 3 âm lịch, khoảng vào ngày 4 và 5 tháng 4 dương lịch) khi thời tiết trong lành và ấm áp người ta sẽ bắt đầu cày ruộng để gieo hạt lúa.
곡우 Cốc vũ (tháng 3 âm lịch, khoảng 20 và 21 tháng 4 dương lịch) vào thời điểm này, trời mưa để giải quyết hạn hán vào mùa xuân. Hạt lúa được gieo xuống vườn ươm bằng nước mưa này và đây là thời điểm bận rộn để bắt đầu trồng lúa.
입하 Lập hạ (tháng 4 âm lịch, khoảng ngày 5 và 6 tháng 5 dương lịch) là thời điểm vui vẻ khi lúa mọc rất nhiều, những người nông dân bận rộn vì côn trùng và cỏ dại.
소만 Tiểu mãn (tháng 5 âm lịch, khoảng ngày 21 và 22 tháng 5 dương lịch) là thời điểm cỏ và cây cối phát triển nhanh. Lúa mạch vẫn chưa chín hẳn và lương thực thu được vào năm ngoái đã cạn kiệt nên người xưa đã phải trải qua thời kỳ khó khăn.
망종 Mang chủng (tháng 5 âm lịch, khoảng ngày 5 và 6 tháng 6 dương lịch) là thời điểm bận rộn nhất trong năm đối với nông dân.
하지 Hạ chí (tháng 5 âm lịch, khoảng ngày 22 và 23 tháng 6 dương lịch) ngày dài nhất trong năm. Những người nông dân sau khi gieo hạt và đợi trời mưa, nếu trời không mưa họ sẽ tổ chức lễ cầu mưa.
소서 Tiểu thử (tháng 6 âm lịch, khoảng ngày 7 và 8 tháng 7 dương lịch) đây là khoảng thời gian vui vẻ vì trái cây và rau củ sinh sôi nảy nở.
대서 Đại thử (tháng 6 âm lịch, khoảng ngày 22 và 23 tháng 7 âm lịch) thời tiết nắng nóng liên tục và mùa mưa kéo dài. Trái cây mùa hè vào thời điểm này được cho là ngon nhất.
입추 Lập thu (tháng 7 âm lịch) khi cái nóng kết thúc và mùa thu bắt đầu, nông dân trồng củ cải và cải thảo.
처서 Xử thử (khoảng ngày 23 và 24 tháng 8 dương lịch) các ngày mát hơn rõ rệt và cỏ không còn mọc nữa. Ngày xưa, vào khoảng thời gian này người ta đã cắt cỏ dại trong mộ phần của tổ tiên.
백로 Bạch lộ (tháng 8 âm lịch, khoảng ngày 7 và 8 tháng 9 dương lịch) ngày xưa vào khoảng thời gian này con dâu sẽ trở về thăm cha mẹ đã mong mỏi từ lâu.
추분 Thu phân (tháng 8 âm lịch, khoảng ngày 22 và 23 tháng 9 dương lịch) ở nông thôn, họ bắt đầu thu hoạch ngũ cốc mới và phơi khô ớt chín đỏ dưới ánh nắng mùa thu.
한로 Hàn lộ (tháng 9 âm lịch, khoảng ngày 8 và 9 tháng 10 dương lịch) nhiệt độ đang hạ thấp và việc tuốt lúa đang diễn ra rầm rộ ở các vùng nông thôn.
상강 Sương giáng (tháng 9 âm lịch, khoảng ngày 23 và 24 tháng 10 âm lịch) nhiệt độ ban đêm rất thấp. Từ đó côn trùng bắt đầu rơi xuống đất để ngủ đông.
입동 Lập đông (tháng 10 âm lịch, khoảng ngày 8 và 9 tháng 11 dương lịch) vào ngày này bắp cải sẽ đông lại nên các bà mẹ sẽ làm kimchi vào khoảng thời gian Lập đông.
소설 Tiểu tuyết (tháng 10 âm lịch, khoảng tháng 11 dương lịch) thời điểm này, nước bắt đầu đóng lớp băng mỏng và mặt đất bắt đầu đóng băng.
대설 Đại tuyết (khoảng ngày 7 và 8 tháng 12 âm lịch) người ta tương truyền rằng, nếu tuyết rơi nhiều thì năm sau sẽ bội thu và thời tiết mùa đông ôn hòa.
동지 Đông chí (tháng 11 âm lịch, khoảng ngày 21 và 22 tháng 12 dương lịch) là ngày có đêm dài nhất trong năm.
소한 Tiểu hàn (tháng 12 âm lịch, khoảng ngày 5 và 6 tháng 1 dương lịch) ở Hàn Quốc có câu nói rằng: “Đại hàn chết cóng khi đến nhà Tiểu hàn chơi”.
대한 Đại hàn (tháng 12 âm lịch, khoảng ngày 20 và 21 tháng 1 dương lịch) có câu nói rằng: “Nước đá của Tiểu hàn tan chảy vào lúc Đại hàn”.
Bài viết 24 tiết khí của Hàn Quốc được viết bởi giáo viên trung tâm tiếng Hàn SGV.
Bạn có thể quan tâm
- Aptis là gì (18/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Chứng chỉ PTE có giá trị bao lâu (17/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Thi PTE có dễ không (17/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Cấu trúc đề thi PTE (17/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Phân biệt PTE và IELTS (17/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- PTE là gì (17/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Hành tinh tiếng Trung là gì (07/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Đậu xanh tiếng Pháp là gì (06/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Rau chân vịt tiếng Pháp là gì (06/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn
- Cây chà là tiếng Pháp là gì (06/08/2022) Nguồn: https://sgv.edu.vn