Home » Ca kịch Côn Khúc Trung Quốc
Today: 2025-01-15 22:34:22

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Ca kịch Côn Khúc Trung Quốc

(Ngày đăng: 25/02/2020)
           
Côn khúc hay ca kịch Côn khúc là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất và có sức ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc. Vậy nghệ thuật này đóng vai trò quan trọng gì trong nền văn hóa nghệ thuật Trung Hoa? Cùng SGV tìm hiểu.

Kunqu (崑曲) hay Kunju (崑劇) là một trong những hình thức lâu đời nhất của nhạc kịch Trung Quốc. Ca kịch Côn khúc phát triển từ giai điệu Côn Sơn, và thống trị sân khấu Trung Quốc từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Phong cách bắt nguồn từ khu vực văn hóa Ngô. Côn khúc được công nhận là một trong những kiệt tác của di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại từ năm 2001.

Ca kịch Côn Khúc Trung Quốc, SGV Ngày nay, nghệ sĩ Côn khúc nổi tiếng của Trung Quốc là Zhang Jun(张军) đang nỗ lực làm sống dậy loại hình nghệ thuật 600 năm tuổi này bằng hình thức đan xen giữa tiếng hát, sáo và trống nhỏ và tiếng đàn organ, guitar, kèn xắc-xô. Đây là một nhà hát ở thành phố Thượng Hải. Nhiều khán giả trong đó có cả những khán giả trẻ đến đây xem hát Côn khúc được kết hợp với âm nhạc hiện đại. 

Ca kịch Côn khúc là di sản văn hóa đầu tiên của Trung Quốc được Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại vào năm 2001. Và xem ra, những nỗ lực của nghệ sĩ Zhang Jun bước đầu đã có những thành công tốt đẹp.

Có rất nhiều vở kịch tiếp tục nổi tiếng ngày nay, bao gồm Mẫu đơn đình (牡丹亭) và Quạt hoa đào (桃花扇), ban đầu được viết cho sân khấu Côn khúc. Ngoài ra, nhiều tiểu thuyết và truyện cổ điển Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Tây du ký đã được chuyển thể từ rất sớm thành những tác phẩm ca kịch.

Bài viết ca kịch Côn khúc Trung Quốc được biên soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Trung SGV.

Bạn có thể quan tâm